Viêm loét dạ dày, tá tràng – còn gọi là loét tiêu hoá – là sự ăn mòn đoạn niêm mach đường tiêu hoá; điển hình là ở dạ dày và phần đầu tiên của tá tràng. Hầu như tất cả các vết loét đều do vi khuẩn HP hoặc dùng thuốc kháng viêm gây ra. Những đặc điểm chính của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
Viêm loét đường tiêu hoá, gây ảnh hưởng đến dạ dày và tá tràng và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Hầu hết, các vết loét đều do vi khuẩn HP (H. pylori) hoặc thuốc kháng viêm NSAID. Cả 2 nguyên nhân này làm phá vỡ sự bảo vệ và sửa chữa của niêm mạc, làm cho niêm mạc dễ bị tăng tiết acid hơn.
Đau, bỏng rát là triệu chứng thường gặp. Thức ăn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét dạ dày; nhưng làm giảm các triệu chứng loét tá tràng.
Các biến chứng cấp tính bao gồm chảy máu và thủng tiêu hoá, các biến chứng mạn tính gồm tắc nghẽn dạ dày, loét tái phắt và ung thư dạ dày khi H. pylori là nguyên nhân
Khi có dấu hiệu viêm loét tiêu hoá, cần chẩn đoán bằng nội soi và làm xét nghiệm H. pylori
Điều trị bằng liệu pháp diệt H. pylori và dùng thuốc giảm acid
Dấu hiệu của viêm loét dạ dày, tá tràng
Phụ thuộc vào vị trí loét và tuổi bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi, có ít hoặc không có triệu chứng.
Đau là triệu chứng phổ biến nhất. Đau thường ở thượng vị và cơn đau sẽ giảm sau khi ăn, hoặc sau khi dùng thuốc kháng acid.
Đau đi kèm với nóng rát, cồn cào hoặc đôi khi có cảm giác đói.
Các triệu chứng thường là mạn tính và hay tái phát - Chỉ có khoảng ½ số bệnh nhân biểu hiện triệu chứng.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày thường không có điểm cố định. Ví dụ: ăn uống có khi làm giảm đau, nhưng cũng có thể gây đau trầm trọng hơn.
Viêm loét tá tràng thường gây ra các cơn đau dai dẳng. Các cơn đau xuất hiện vào giữa buổi sáng và giảm bớt nhờ thức ăn, nhưng lại tái phát sau ăn, từ 2 – 3 giờ. Cơn đau loét tá tràng thường khiến người bệnh thức giấc vào ban đêm.
Ở trẻ nhỏ, nôn và đau bụng nhiều lần có thể là những dấu hiệu gợi ý của viêm loét tá tràng.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng thường gặp
Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn
Ợ hơi, ợ chua và nóng rát.
Đau vùng bụng rốn.
Đau âm ỉ, đau tức hoặc đau từng cơn
Rối loạn tiêu hóa gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Mất ngủ do cảm giác đầy bụng hoặc đau bụng râm râm về đêm.
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Cân nặng giảm sút, da xanh sạm da
Chán ăn, ăn xong có thể buồn nôn…
Biến chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng
Xuất huyết: từ nhẹ đến nặng là biến chứng phổ biến nhất. Các triệu chứng bao gồm nôn ra máu (máu tươi hoặc máu nâu thẫm), đại tiện phân đen, phân đen quánh, mệt mỏi, hạ huyết áp khi thay đổi tư thế, ngất xỉu, khát và vã mồ hôi do mất máu.
Thủng ổ loét dạ dày: vết loét dạ dày có thể xâm nhập vào thành dạ dày và gây đau dữ dội, dai dẳng
Thủng tự do: vết loét vào khoang phúc mạc, thường xảy ra ở thành trước tá tràng, gây đau cấp tính: đau ở vùng thượng vị đột ngột, dữ dội, liên tục và lan rộng khắp vùng bụng; hít thở sâu cũng làm cơn đau tăng. Co cứng thành bụng, giảm hoặc mất nhu động ruột.
Tắc nghẽn dạ dày: có thể do sẹo, co thắt, hoặc do viêm loét; gây buồn nôn nhiều lần và tái phát nhiều lần; thường xảy ra vào cuối ngày, sau bữa ăn cuối cùng. Triệu chứng còn có chán ăn, kèm theo đầy bụng hoặc chướng bụng kéo dài.
Tái phát: tỉ lệ tái phát 3 năm đối với viêm loét dạ dày và tá tràng là dưới 10% nếu loại trừ vi khuẩn H. pylori thành công. Ngược lại, tỉ lệ tái phát sẽ cao hơn 50% nếu không điều trị dứt điểm vi khuẩn H. pylori.
Ung thư dạ dày: viêm loét dạ dày có liên quan đến H. pylori thì có nguy cơ gia tăng từ 3 – 6 lần ung thư dạ dày.
Hình minh hoạ
Loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, nên uống gì?
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe và các cơ quan tiêu hóa như:
Thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, dăm bông…
Kiêng bớt các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
Kiêng ăn đồ cay, nóng nhiều trong thực đơn hàng tuần.
Đồ ăn cứng, dai như gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, rau cần…) quả xanh sống...
Các loại dưa cà muối, hành muối, dấm tỏi, tiêu ớt
Các loại quả chua như chanh, cóc xanh, xoài xanh, sấu..
Các loại nước có gas, trà, cà phê đậm đặc, đồ uống có cồn như bia, rượu
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần chú ý có chế độ làm việc hợp lý, sinh hoạt điều độ. Không nên làm việc quá sức gây căng thẳng, áp lực kéo dài. Đặc biệt không được thức khuya, không được làm việc sau khi ăn.
Chế độ vận động, luyện tập thể thao
Duy trì việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để vừa có một sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể, vừa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Thúc đẩy việc tiêu hao và chuyển hóa năng lượng đều đặn mỗi ngày, làm cho cơ thể phòng ngừa được biến chứng nhiều bệnh.
CÁC LOẠI THẢO DƯỢC THIÊN NHIÊN, GIÚP LÀM GIẢM VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
CHIẾT XUẤT CAM THẢO
Rễ Cam Thảo là một trong những phương thuốc thảo dược lâu đời nhất trên thế giới. Trong các vấn đề về tiêu hoá, chúng được dùng để làm dịu dạ dày khó chịu, giảm viêm, làm giảm trào ngược axit và chứng khó tiêu, đau dạ dày, ợ chua.
Chiết xuất rễ cam thảo cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bao gồm trào ngược axit và chứng ợ nóng
Chiết xuất rễ cam thảo và thành phần glycyrrhizin của nó có thể giúp điều trị loét dạ dày tá tràng – vốn thường bị gây ra bởi vi khuẩn H. pylori.
CHITOSAN
Là một polysaccharide thông thường nhiều thứ 2 được tìm thấy trong tự nhiên, có khả năng tự phân huỷ sinh học cao, có nhiều lợi ích trên sức khoẻ con người.
Chitosan ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại; đồng thời là một chất tự nhiên kích thích chọn lọc các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hoá.
Chitosan giúp ức chế vi khuẩn H.pylori ở dạ dày – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
Khi vào cơ thể bằng đường uống, Chitosan kết hợp với nước, trương nở ra, tạo thành một thể chất như dạng gel, bao phủ khắp bề mặt niêm mạc dạ dày. Cùng với tác dụng chống viêm, Chitosan giúp làm dịu và làm lành những vết loét hiệu quả.
CHIẾT XUẤT CURCUMIN TỪ TINH BỘT NGHỆ
Curcumin là hoạt chất được chiết xuất từ củ nghệ, chiếm từ 2 – 8% tuỳ vào chất lượng củ nghệ.
Là một hoạt chất có phổ tác dụng sinh học rộng, Curcumin có rất nhiều công dụng: chống oxy hoá, chống ung thư, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống loét, chống xơ hoá… Nhờ vậy, nó được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Đặc biệt, curcumin giúp hỗ trợ tích cực cho việc điều trị viêm loét dạ dày.
Theo nhiều thống kế, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) đã được tìm thấy trong 80% bệnh nhân có viêm loét dạ dày và 90% có loét tá tràng. Bệnh này thường tái phát sau một thời gian do chủng vi khuẩn HP kháng thuốc. Vì vậy, y học vẫn cần tìm một phương pháp mới có hiệu quả hơn.
Curcumin đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của 65 chủng vi khuẩn HP, được phân tích từ mẫu của các bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng. Đa số các chủng này đã kháng thuốc kháng sinh. Vì thế, cơ chế tác dụng của Curcumin trên HP khác với cơ chế tác dụng của kháng sinh.
...
CHIẾT XUẤT PIPERINE TỪ QUẢ HỒ TIÊU
Quả Hồ tiêu đã được y học cổ truyền ứng dụng từ hàng cả ngàn năm trước
Chiết xuất Piperine có nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người, trong đó có thể kể đến tính kháng viêm của nó.
Nhờ đặc tính kháng viêm và khả năng chữa lành vết thương và giảm đau, chiết xuất quả Hồ tiêu được dùng trong hỗ trợ điều trị viêm tiêu hoá, viêm đường ruột
Ngoài ra, chiết xuất Piperine còn giúp hỗ trợ sự hấp thu đường ruột của các chất dinh dưỡng.
CHIẾT XUẤT QUẢ MẬN CHÂU ÂU
Là chiết xuất từ vỏ thân cây Mận châu Âu, được chuẩn hoá thành phần hoạt tính chính, với tacs dụng có lợi cho sức khoẻ
Tác dụng chủ yếu của chiết xuất Mận châu Âu là chống oxy hoá và chống viêm. Vì vậy, hoạt chất này được kết hợp trong liệu trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.