Thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu có trong máu bị giảm đi, kết quả là thiếu lượng oxy đến các mô của các tế bào trong cơ thể
Các nguyên nhân chính gây thiếu máu:
Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu Acid Folic
Thiếu máu do thiếu vitamin B12
Thiếu máu do bất thường di truyền
Thiếu máu do suy tủy xương
Thiếu máu do suy thận mạn tính
Thiếu máu do tán huyết miễn dịch
Các triệu chứng thiếu máu:
Da xanh xao, nhợt nhạt
Ù tai, hoa mắt, chóng mặt
Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
Mệt mỏi, hồi hộp, nhịp tim nhanh
Ở phụ nữ, triệu chứng thiếu máu có thể là rối loạn kinh nguyệt, hoặc vô kinh
Các đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu:
Chế độ ăn uống không đầy đủ, thiếu sắt, thiếu vitamin B12 và Acid Folic
Rối loạn đường ruột dẫn đến hấp thu dinh dưỡng trong ruột non kém, gây thiếu máu
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, thiếu hồng cầu, dẫn đến thiếu máu
Phụ nữ trong quá trình mang thai có nguy cơ thiếu máu do lượng sắt phải được dự trữ cho khối lượng máu tăng lên để cung cấp cho bào thai
Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như ung thư, suy thận, suy gan…
Bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật
Tiền sử gia đình mắc các bệnh máu di truyền
Các yếu tố khác: nghiện rượu, nhiễm hóa chất độc hại, sử dụng thuốc, nhiễm trùng, bệnh về máu, rối loạn tự miễn… cũng ảnh hưởng đến sự sản xuất hồng cầu, gây hiện tượng thiếu máu
Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, cần:
Khám sức khỏe ít nhất 1 lần/ năm để phát hiện
Lắng nghe cơ thể và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường, hoặc nghi ngờ thiếu máu
Chế độ sinh hoạt, làm việc cân đối; tăng vận động, thể thao nâng cao sức khỏe
Phụ nữ cân lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt, bổ sung thêm sắt và ăn uống nhiều thực phẩm có chứa sắt
Ăn uống cân đối và khoa học. Khẩu phần ăn cần có đầy đủ các dưỡng chất giúp bổ máu như sau:
Sắt - Fe
Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng mà cơ thể cần để sản xuất các tế bào hồng cầu và giúp cơ thể khỏe mạnh
Sắt có vai trò rất quan trọng đối với chức năng cơ thể. Sắt cấu tạo nên hemoglobin – một loại phân tử protein có trong hồng cầu – giúp vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan; tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin – sắc tố hô hấp của cơ; tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme hệ miễn dịch. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thiếu máu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi
Vitamin B12
Hồng cầu là loại tế bào phổ biến nhất trong máu. Chúng giữ vai trò cung cấp oxy cho các mô tế bào, qua con đường lưu thông máu trong hệ thống tuần hoàn. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong tiến trình tạo máu của cơ thể. Nhờ đó sinh ra các tế bào hồng cầu mới và khỏe, thay thế các hồng cầu già nua. Nguyên bào hồng cầu – tiền thân của hồng cầu – cần vitamin B12 cho quá trình tăng sinh và biệt hóa của chúng
Vitamin B6
Là loại vitamin tan trong nước, thường được dùng để điều trị một loại bệnh thiếu máu di truyền: thiếu máu nguyên bào sắt
Sự hiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đủ oxy đến các mô của cơ thể, từ đó, gây ra các ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe cơ thể như trầm cảm, hay quên và hệ thống miễn dịch suy yếu
Acid Folic
Acid Folic, còn gọi là Folat hoặc vitamin B9, cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào; và sự hình thành tế bào máu
Được sử dụng để điều trị một số loại bệnh thiếu máu do thiếu các tế bào hồng cầu – bệnh xảy ra do sự thiếu hụt Acid Folic
Acid Folic đôi khi được dùng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu ác tính
IOD
Ở phụ nữ, thiếu iod sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Triệu chứng kinh nguyệt ra quá nhiều và không đều là có thể do thiếu iod, dẫn đến thiếu hormone tuyến giáp
Theo một nghiên cứu, có đến 68% phụ nữ có nồng độ hormone tuyến giáp thấp có chu kỳ kinh nguyệt không đều; trong khi chỉ có 12% phụ nữ khỏe mạnh gặp tình trạng này. Nghiên cứu cũng cho thấy, những phụ nữ có lượng hormone tuyến giáp thấp có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và ra máu nhiều hơn
Vitamin B3
Vitamin B3 không chỉ tham gia giải phóng năng lượng cần thiết từ các thực phẩm mà cơ thể hấp thu, mà còn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy lưu thông máu, từ đó lưu chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi cơ thể
Vitamin K
Vitamin K là một nhóm các vitamin có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình đông máu, hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và điều hòa canxi trong hệ thống mạch máu
Vitamin C
Đối với người thiếu máu, thiếu sắt, những thực phẩm tuy không chứa sắt nhưng giàu vitamin C, được khuyên kết hợp khi ăn cùng với các loại thực phẩm chứa sắt, bởi chúng có thể giúp tăng hấp thu sắt. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C làm tăng hấp thu sắt ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ
SỮA NON COLOSTRUM
Với người thiếu máu dinh dưỡng, ngoài việc cần bổ sung sắt và các loại vitamin tạo máu, còn cần bổ sung các chất bổ dưỡng khác để giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng cho cơ thể
Sữa non chứa chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. So với các loại sữa khác, sữa non giàu chất đạm, ít đường và chất béo hơn. Sữa non còn chứa acid folic, vitamin B12 và một số vitamin nhóm B cần thiết để tăng cường sản xuất hồng cầu khỏe mạnh. Chứa Lactoferin thu giữ sắt từ các chất dinh dưỡng và cung cấp sắt cho các tế bào
Ngoài ra, sữa non còn giàu yếu tố miễn dịch, giúp củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể