Cấu tạo bên ngoài: nhìn từ bên ngoài, đôi mắt được cấu thành bởi các bộ phận sau: lông mi và mi mắt, củng mạc, giác mạc, kết mạc, mống mắt, đồng tử
Cấu tạo bên trong: các cấu tạo bên trong của đôi mắt rất tinh vi và kỳ công, trong đó, thủy tinh thể và võng mạc là 2 bộ phận có vai trò quan trọng nhất để đảm bảo chức năng nhìn của mắt. Các bộ phận bên trong mắt gồm có: thủy dịch, thủy tinh thể, võng mạc, dịch kính, hắc mặc
Chức năng của Mắt
Đôi mắt là 1 trong 5 giác quan quan trọng, giúp con người tiếp nhận hình ảnh và quan sát thế giới bên ngoài.
Dưới góc độ sinh học, đôi mắt là bộ phận nhạy cảm của cơ thể trước các tác động của môi trường. Nhờ đôi mắt ghi nhận mà con người có những phản ứng phù hợp với diễn biến, biến đổi chung quanh.
Đôi mắt là cơ quan rất quan trọng, có vai trò như một máy ảnh, thu chụp các thông tin về màu sắc, hình ảnh; là một phần hệ thống thu nhận và "mã hóa" thông tin cho đại não, thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận thế giới bên ngoài để chuyển lên cho não bộ xử lý và lưu trữ
Các vấn đề thường gặp của Mắt
Đau mắt: đọc sách, xem phim, làm việc hàng giờ. Cần cho mắt nghỉ ngơi như bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể.
Khô mắt: được biểu hiện bởi các triệu chứng sau: cảm giác khô rát, cộm như có hạt sạn trong mắt, mắt bị đỏ hoặc nóng, bị chảy nước mắt và giảm thị lực vì bị khô mắt nặng sẽ dẫn đến tổn thương ở bề mặt nhãn cầu.
Mắt yếu (nhược thị): xảy ra khi mắt không phát triển đúng cách, thường xuất hiện ở một bên mắt và làm cản trở tầm nhìn. Nếu không được điều trị sớm, não bộ sẽ bỏ qua những hình ảnh mà mắt nhận được, dẫn đến tình trạng khuyết tật thị lực vĩnh viễn.
Mắt đỏ: ngoài lý do nhiễm trùng, mắt còn bị đỏ khi mắt bị kích thích, hoặc do thức khuya, thiếu ngủ, dị ứng…
Thoái hóa điểm vàng: là bệnh về mắt mãn tính, là nguyên nhân gây mất thị lực ở trung tâm của tầm nhìn; là bệnh liên quan đến tuổi tác. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp giảm mức độ mất thị lực và cải thiện tầm nhìn. Dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng thường xuất hiện và tiến triển nhanh, bao gồm: hình ảnh biến dạng, giảm thị lực trung tâm, giảm cường độ hay độ sáng của màu sắc
Cận thị: các triệu chứng gồm có: nhìn xa bị mờ, nhòe, không rõ; mỏi mắt, thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt. Nếu không đeo kính hỗ trợ thì có thể dẫn đến nhược thị (mắt yếu)
Loạn thị: các triệu chứng gồm có: mờ mắt, mỏi mắt, nhức đầu; do bị bóp méo các phần của lĩnh vực thị giác. Nếu không đeo kính hỗ trợ thì có thể dẫn đến nhược thị (mắt yếu) do mắt phải điều tiết liên tục
Viêm dây thần kinh thị giác: là tình trạng viêm các bó sợi thần kinh trong mắt; có các triệu chứng thường gặp là đau đớn và mất thị lực tạm thời; cụ thể là mất tầm nhìn và mất thị giác màu sắc
Đục thủy tinh thể: các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: hoa mắt báo gấm, thị lực mờ, tăng khó khăn với tầm nhìn vào ban đêm, nhạy cảm với ánh sáng và độ chói, nhìn thấy “hào quang” xung quanh đèn, nhìn thấy hình ảnh đôi. Hầu hết đục thủy tinh thể phát triển chậm và không gây ảnh hưởng thị lực sớm. Nhưng theo thời gian, đục thủy tinh thể cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn
Tăng nhãn áp: là nguyên nhân hàng thứ hai của mù lòa. Tăng nhãn áp có thể làm hỏng thị lực dần dần, có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi bệnh ở giai đoạn nặng. Nên đến khám bác sĩ khi thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng: đau nặng ở mắt, buồn nôn và nôn, mờ mắt, thấy quầng sáng cầu vồng quanh đèn, đỏ mắt, đột ngột xáo trộn thị giác (thường trong ánh sáng yếu)
Ngoài ra, mắt còn có thể bị viêm, nhiễm trùng nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Để bảo vệ đôi mắt luôn khỏe, sáng; cần bổ sung các loại dinh dưỡng sau đây:
Dầu cá – Omega 3
Dầu cá có chứa Omega 3, là một loại chất béo tự nhiên, gồm 3 loại: DHA, EPA và ALA
DHA chiếm ¼ trong 60% chất béo trong não. DHA là một dưỡng chất quan trọng giúp thị lực trẻ phát triển tốt. DHA là thành phần cấu trúc chủ yếu của não bộ và võng mạc mắt. Khi trẻ không được hấp thụ đủ DHA, trẻ có thể gặp phải các vấn đề về thị giác. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng Omega-3, sẽ giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng của mắt – một trong những nguyên nhân chính gây ra mù và tổn thương mắt vĩnh viễn
Vitamin E
Bổ sung vitamin E đều đặn giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thiếu vitamin E có thể gây suy giảm thị lực hoặc tình trạng chuyển động bất thường của mắt.
Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin E là quả bơ, dầu cá, dầu đậu phộng…
Hạt lanh
Bổ sung dầu hạt lanh từ 1 – 2g mỗi ngày giúp làm giảm tình trạng khô mắt, tăng cường sự thoải mái, linh hoạt và sức khỏe cho đôi mắt
Chiết xuất Việt quất
Quả việt quất chứa đầy đủ các loại dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể hoạt động khỏe mạnh như vitamin K, E, C, A; các khoáng chất và chất xơ. Đặc biệt loại quả này chứa vitamin B-complex, tức là pyridoxin (B6), pantothenic acid (B5), riboflavin (B2), niacin (B3) và acid folic (B9) giúp cơ thể chuyển hóa protein, chất béo, carbohydrate
Các thí nghiệm cho thấy quả việt quất là một thực phẩm tốt cho mắt, đặc biệt là những trẻ đang bị cận thị và có nguy cơ mắc bệnh cận thị
Dầu lưu ly
Trong dầu lưu ly có chứa một loại acid béo rất quý là GLA – acid gamma linolenic. Đây là một loại acid béo có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất tốt
Bổ sung loại acid béo này cùng với các acid béo của dầu cá Omega-3 sẽ giúp mắt khỏe mạnh, ít bị viêm nhiễm
Bạch quả - Ginko Biloba
Một số nghiên cứu cho thấy, Ginkgo biloba làm tăng lưu lượng máu lên mắt, trong một số trường hợp có thể cải thiện thị lực
Dùng chiết xuất Ginkgo biloba có thể phòng ngừa bệnh mất thị lực liên quan đến tăng nhãn áp. Nghiên cứu ở nhóm người bị tăng nhãn áp cho thấy, sau 8 tuần sử dụng Gingko biloba, tầm nhìn được cải thiện rõ rệt
Chiết xuất của bạch quả Ginkgo biloba giúp cải thiện thị lực cho những người bị tổn thương võng mạc do tiểu đường gây ra, sau 6 tháng sử dụng
Lutein (Cúc vạn thọ)
Lutein là các carotenoid võng mạc xuất hiện dưới dạng các sắc tố màu vàng, đỏ có trong rau và các loại thực phẩm khác. Chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh có khả năng chống lại các tổn thương mà gốc tự do gây ra cho mắt. Chất dinh dưỡng này được tìm thấy với nồng độ cao ở điểm vàng (điểm nằm ở trung tâm võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ mọi sự vật).
Lecithin đậu nành
Lecithin trong đậu nành giúp bổ não, chống mệt mỏi cơ thể và ngăn ngừa hiện tượng tích tụ cholesterol trong máu. Lecithin làm hạ thấp cholesterol nhờ hiện tượng nhũ tương hóa các chất béo và chống xơ cứng động mạch và các biến chứng trên tim, não, thận và mắt.
Nattokinase
Được nhà nghiên cứu người Nhật Bản là Hiroyuki Sumi phát hiện vào năm 1987, Nattokinase là một chiết xuất enzyme từ đậu nành, được nghiên cứu và sản xuất từ việc lên men đậu nành đã nấu chính. Đây là một loại đạm, gồm có 362 acid amin
Nattokinase đã được sử dụng để điều trị đục thủy tinh thể và hội chứng ruồi bay trước mắt bởi khả năng hòa tan protein và màng tơ huyết – nguyên nhân dẫn đến hai vấn đề về mắt kể trên